Go to the Contents

Thành phố Tottori, Nhật Bản

Lịch sử thành phố Tottori, Nhật Bản

Năm 1573, lãnh chúa Yamana Toyokuni của vùng Inaba đã xây dựng tòa lâu đài Cheonsuru trên núi Gusongsan của thành phố và từ đó khai sinh ra “thị trấn lâu đài” Tottori (thị trấn phồn vinh với tâm điểm là tòa lâu đài).
Bước vào thời kỳ Edo (1603~1867), nơi đây phát triển thành một thị trấn lâu đài sản xuất 320 nghìn seog gạo của gia đình lãnh chúa Tottori thời đó là Ikeda.
Dưới thời Minh Trị (1868~1912), nơi đây đã phát triển phồn thịnh về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Năm 1889, bắt đầu thi hành chế độ cưỡng chế. Năm 1912, đường sắt Saneum được khai thông và Tottori được thúc đẩy phát triển đô thị hơn nữa.
Sau đó, Tottori phải gánh chịu nhiều thiên tai lớn như trận đại hồng thủy do ngập lụt từ suối Sendai năm 1912, đại động đất vào năm 1943 và đại hỏa hoạn vào năm 1952. Bằng sự nỗ lực không ngừng của người dân thành phố, Tottori được khôi phục, phục hưng lại và phát triển thành Tottori như ngày nay.

Thông tin cơ bản về Tottori

  • Thị trưởng: Yoshihiko Fukazawa
  • Vị trí: Khu vực Chūgoku, Trung Tây Bộ của Nhật Bản
  • Diện tích: 765,66 ㎢
  • Dân số: 195.364 người (77.596 hộ gia đình, kiều bào tại Nhật 319 người)
  • Số lượng công chức: 1.858 người
  • Tổ chức hành chính: 7 bộ, 2 cục, 8 văn phòng, Ủy ban Giáo dục
  • Hội đồng thành phố: 36 ủy viên

Khí hậu

  • Nhiệt độ trung bình: 15,2℃
  • Lượng mưa trung bình: 1.810 mm
  • Trang chủ: http://www.city.tottori.lg.jp
  • Đặc trưng của khu vực:
  • Đặc trưng của thành phố: là thủ phủ của tỉnh Tottori, là khu vực trung tâm của đô thị phía Đông tỉnh Tottori, phát triển nông nghiệp về trồng lúa, trồng lê vào thế kỷ 20 và phát triển công nghiệp về điện, sản xuất phần mềm máy tính, v.v.
  • Đặc sản: lê thế kỷ 20, cua tuyết Matsuba, búp bê Nagashibina
  • Địa điểm du lịch: đồi cát, Tottori, suối nước nóng Yoshioka, bãi biển Uradome, bãi biển Hakuto, v.v
  • Giao thông: sân bay Tottori, cảng biển Tottori, tàu hỏa

Địa điểm du lịch ở thành phố Tottori

  • Đồi cát Tottori
    • Đồi cát Tottori là đồi cát lớn nhất Nhật Bản trải dài khoảng 16 km về phía Đông Tây và khoảng 2,4 km về phía Nam Bắc. Trên lớp cát của sông Sendai là tro núi lửa của núi Daisen tích tụ, kết hợp cùng sức mạnh của gió biển từ biển Đông thổi đến, trải qua 100 nghìn năm tạo nên đồi cát như ngày nay. Đồi cát Tottori đôi lúc mang dáng vẻ phóng khoáng, sảng khoái, đôi lúc mang dáng vẻ thật ôn hòa, ấm áp. Lời đồn về việc biến đổi hình dạng theo gió về đồi cát thực ra chính là nghệ thuật do thiên nhiên tạo ra. Đặc biệt, vẻ đẹp của đồi cát vào buổi sớm mai khi chưa có dấu chân của con người quả thật làm ta choáng ngợp. Ngoài ra, ánh hoàng hôn dần buông xuống trên biển Đông là một khung cảnh tuyệt đẹp, hài hòa với sắc màu kỳ diệu của biển và trời đang thay đổi từng thời từng khắc. Xung quanh đồi cát là các bãi biển để ta tận hưởng thú vui tắm biển, lướt sóng vào mùa hè. Vào mùa thu, ta có thể trải nghiệm “thu hoạch lê” - đặc sản của Tottori ở các nông trại ngoại ô. Nơi đây quả nhiên là địa điểm luôn ngập tràn những thú vui suốt bốn mùa.
  • Bãi biển Uradome
    • Một trong những thiên nhiên tươi đẹp của tỉnh Tottori giáp với biển phải kể đến bãi biển Uradome. Cảnh quan nơi đây gần giống với Matsushima của Sendai (1 trong 3 danh thắng của Nhật) nên thường được gọi là Matsushima của vùng SanIn. Với đường bờ biển “cửa cắt khía” kéo dài khoảng 15 km, nơi đây tự hào với đường bờ biển mang nhiều hình dáng phong phú. Phía Tây là rải rác các tảng đá, hang động, vách đá hình thành từ sự xói mòn của biển và phong hóa. Phía Đông là các bãi cát của bờ biển với 5 bãi biển luôn đông đúc khách đến nghỉ mát vào mùa hè. Một con đường đi bộ được xây dựng chạy dọc theo khoảng 3,5 km bờ biển để ta có thể phóng tầm bay ngắm nhìn hàng thông cao vút, rậm rạp giữa những tảng đá lớn, hoa cải dầu nở rộ từ những hạt giống được chở đến nơi này bởi chiếc thuyền Sennuki Matsushima bị đắm. Đặc biệt, nơi được tự hào sở hữu cảnh trí xanh tại bãi biển Uradome này chính là bờ biển Joharu được Sở Môi trường chỉ định là “Địa cầu công viên biển”.

Lễ hội ở thành phố Tottori

  • Lễ hội Nagashibina
    • Ngày khai mạc: ngày 13 tháng 3 Âm lịch
    • Nơi tổ chức: thành phố Tottori
    • Chương trình: Để ngăn chặn những điều xui xẻo, người dân đặt búp bê Hina làm từ giấy Inshu và bánh gạo Hina lên những ụ rơm và thả trôi trên sông. Đây là lễ hội mang tính lịch sử xuất phát từ chùa Hina được lưu truyền lại từ thời Mạc phủ Ashikaga.
  • Lễ hội Shanshan
    • Thời điểm khai mạc: đầu tháng 8 ~ giữa tháng 8 hàng năm
    • Nơi tổ chức: Thành phố Tottori
    • Chương trình: Điệu múa nhẹ nhàng, trang nhã với trên tay là chiếc dù rực rỡ sắc màu có gắn khoảng 50 chiếc chuông và trang trí bằng giấy màu vàng. Lễ hội là cuộc diễu hành của khoảng 3.500 người dân đều cùng cầm dù và phát ra âm thanh “shan shan” từ những chiếc chuông. Ngoài ra, còn có chương trình bắn pháo hoa vào trước ngày lễ hội diễn ra.

Lịch sử ký kết kết nghĩa anh em

  • 23.10.1986: Thị trưởng Tottori, ông Masaru Nishio đến thăm Thị trưởng thành phố Cheongju, ông Kim Deok-yeong (Thị trưởng Tottori lần đầu tiên bày tỏ mong muốn kết nghĩa)
  • 17.01.1989: Phó thị trưởng Cheongju, ông Hwang Rak-yeon cùng Đoàn vận động viên bóng ném đến thăm thành phố Tottori
  • 28.07.1989: Thị trưởng Cheongju, ông Seok Yeong-cheol đến thăm thành phố Tottori (nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày Tottori được nâng cấp lên thành phố)
  • 18.07.1990: Thảo luận ký kết kết nghĩa anh em giữa các thành phố quốc tế
  • 30.08.1990: Đoàn đại biểu 30 người gồm Thị trưởng Tottori, ông Nishio Tomi đến thăm thành phố Cheongju và ký kết kết nghĩa anh em
  • 18.01.1991: Đoàn đại biểu 19 người gồm Thị trưởng Cheongju, ông Park Chan-moo đến thăm thành phố Tottori và ký kết chính thức Hiệp ước kết nghĩa anh em