Go to the Contents

Di sản văn hóa chính

Quốc bảo

Cột cờ sắt Cheol-danggan tại khu Yongdusaji, Cheongju

  • Vị trí
    48-19 Nammun-ro 2ga, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Quốc bảo số 41, công nhận ngày 20.12.1962
  • Giới thiệu
    Cột cờ sắt Cheol-danggan khu Yongdusaji (Long Thủ Tử Chỉ - Thiết Tràng Can) được tạo thành bởi 2 trụ đá hoa cương và 20 thùng sắt. Dưới chân cột cờ, ở bậc thứ 3 có chạm khắc tràng kỷ, nhờ đó biết được chính xác niên đại xây dựng (năm 962, Goryeo, vua Gwangjong năm thứ 13). Vào thời Goryeo, cột cờ sắt này được sử dụng để tổ chức yến tiệc dành cho con trai một gọi là “Junpung (Tuấn Lễ)”. Vì thế, đây là di vật quý báu phản ánh tính chủ thể của dân tộc. Tuy nhiên, ngôi chùa Yongdusa (Long Thủ Tự) lưu giữ cột cờ sắt này được xây dựng vào năm thứ 13 đời vua Gwangjong, Goryeo (năm 962), sau đó trở thành một bãi hoang tàn do chiến tranh thường xuyên xảy ra vào cuối triều Goryeo. Niên đại ngôi chùa bị phá hủy chưa được biết chính xác. Danggan (Tràng Can) trong Cheol-danggan (cột cờ sắt Thiết Tràng Can) xuất phát từ khi chùa tổ chức các sự kiện sẽ treo cờ hiệu gọi là “dang” ngay trước cổng vào, và Danggan chính là cột trụ để treo cờ hiệu này. Theo đó, hai cột trụ giữ cờ hiệu ở hai bên được gọi là trụ Danggan. Cờ hiệu “dang” được treo trước cổng chùa, thể hiện thanh uy và công đức của Đức Phật, đồng thời với mục đích thực thi công lý, tùy theo chất liệu làm nên cờ hiệu này mà ta có cột cờ sắt (cheol-danggan), cột cờ đá (dol-danggan) hay cột cờ mộc (namu-danggan). Tùy theo hình dạng của lá cờ, nếu có đầu rồng thì gọi là cờ đầu rồng Yongdudang, nếu trang trí viên ngọc thần thì gọi là cờ ngọc Yeouidang hay Manidang, nếu có hình dạng con người thì gọi là cờ người Indudang. Hiện tại, trên toàn quốc chỉ còn lại cột cờ sắt Cheol-Danggan của khu Yongdusaju ở Cheongju, cột cờ sắt Cheol-Danggan của Gapsa ở Gongju, cột cờ đá Seok-Danggan ở ngoài cửa Đông Naju, cột cờ đá Seok-Danggan ở Eubnae-ri của Damyang. Chỉ riêng cột cờ sắt Cheol-Danggan này của Cheongju là có niên đại xây dựng chính xác. Hiện tại, cột cờ nằm ở chùa Yongdusa, thành phố Cheongju, Chungcheongbuk-do và được chỉ định là Quốc bảo số 41 của Hàn Quốc vào ngày 20 tháng 12 năm 1962. ・ Danggan: Cao 13,1 m, 20 thùng sắt (ban đầu là 30 thùng) ・ Cột trụ: đá hoa cương, cao 4,2 m, rộng 40 cm ・ Thùng sắt: đường kính 43 cm, cao 65,2 cm ・ Chữ khắc: dạng khải thư (kích thước chữ 2,8 cm)

Bia khắc tượng Phật A Di Đà năm Quý Dậu

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Quốc bảo số 106, công nhận ngày 20.12.1962
  • Giới thiệu
    Được khai quật vào năm 1960, trên đỉnh tháp đá 3 tầng đặt phía trước Điện Geukrakbacheon của chùa Biamsa, thuộc địa phận Jeondong-myeon,Yeongi-gun, Chungcheongnam-do (nay là thành phố Sejong). Đây là bức tượng dạng bia đá có khắc hình Đức Phật ở 4 mặt. Mặt trước của bia đá được bao quanh bởi đường viền chạy theo mép bia đá, chạm khắc các họa tiết mờ ảo và trong đó là nhiều tượng Đức Phật. Hai mặt bên khắc hình ảnh biểu diễn các nhạc cụ và mặt sau là hình Đức Phật có tứ diện. Đức Phật A Di Đà ở mặt trước đang chỉ dạy cho Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát với bối cảnh nền phía sau là vầng hào quang dạng tấm lớn. Phía sau có tượng La Hán chỉ khắc phần thân trên. Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát ở hai bên không được bố trí thẳng hàng và có sự thay đổi, tư thế cũng hơi uốn lượn mang đến cảm giác động về tổng thể bức tượng. Đức Phật A Di Đà từ trọng tâm chính diện hình hoa sen nối với hai bên trái phải của chân tượng tạo thành hình tam giác cân, mang đến cảm giác vững chãi. Tạo hình tượng tròn kết hợp cùng bầu không khí tĩnh lặng chính là cảm quan tạo hình điển hình của thời Baekje. Hai bên trái phải của bệ ngồi là hai đầu sư tử đối mặt nhau, tất cả đều đứng bằng bốn chân, khác biệt với hình dáng ngồi xếp bằng thông thường. Hai mặt bên thể hiện hình ảnh đầu rồng và người tấu đàn trang nghiêm phù hợp với nội dung ở mặt trước. Giữa những người tấu đàn chạm khắc những dòng chữ kể lại lịch sử và nguồn gốc của tượng và hoàn toàn không có đường phân cách. Tượng bia đá này có chiều cao 43 cm, được điêu khắc vào năm thứ 13 đời vua Munmu, Silla (năm 673). Đây là tư liệu quan trọng trong nghiên cứu lịch sử điêu khắc cổ đại từ sau khi Tam Quốc thống nhất đến đầu thời kỳ Goryeo. Tam thạch tượng Phật A Di Đà năm Quý Dậu được chỉ định là Quốc bảo số 106 của Hàn Quốc vào ngày 30 tháng 12 năm 1962. Ngày 28 tháng 6 năm 2010 được đổi thành tên gọi như hiện nay. Hiện tại, bia đá được bảo tồn tại Bảo tàng Quốc gia Cheongju. Vốn dĩ, đây là bia đá thứ 3 ở chùa Biamsa thuộc Jeonui-myeon, Yeongi-gun, tất cả bia đá đều được khai quật và khảo cứu vào tháng 9 năm 1960, được chỉ định là Quốc bảo và di dời đến Bảo tàng Trung ương Quốc gia Seoul. Bia đá này cũng thuộc một trong số đó.

Tranh Phật treo Linh Sơn Hội chùa Bosalsa, Cheongju

  • Vị trí
    169-28 Sadong-gil, Nami-myeon, Seowon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Quốc bảo số 297, công nhận ngày 22.09.1997
  • Giới thiệu
    Tranh Phật treo là bức tranh “Phật họa” lớn được treo trước sân lớn và hành lễ trong các sự kiện lễ tiết của Phật giáo. Bức tranh miêu tả hình ảnh Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng Pháp Hoa Kinh tại Núi Linh Thứu. Tranh Phật treo còn lưu truyền lại tại chùa Ansimsa (An Tâm Tự) đã bị hư hỏng một phần phía trên nhưng về tổng thể vẫn được bảo tồn tốt, màu sắc gần như giống với nguyên bản. Nội dung của bức Phật họa gồm có Thích Ca Như Lai Phật ở chính giữa, xung quanh là Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Tứ Thiên Vương đứng đối xứng hộ tống các Thích Ca cùng đám đông tụ họp để nghe giảng thuyết pháp. Phía dưới tranh Phật treo có ghi niên đại chế tác là “Thuận Trị năm thứ 9, tháng 4 Nhâm Thìn”. Tranh Phật treo này được làm vào năm thứ 2 đời vua Hyojong, Joseon (năm 1652), là tác phẩm được làm sau tranh Phật treo ở chùa Bosalsa của Cheongju ba năm, tuy nhiên không ghi tên của họa sĩ. Nền vải gai vẽ bức tranh Phật treo có kích thước rộng 486,5 cm, dài 741 cm. Kích thước tranh rộng 462 cm, dài 627 cm, chiều cao của tượng Thích Ca Như Lai Phật là 372 cm. Hiện tại, tranh được bảo tồn tại chùa Ansimsa, thành phố Cheongju, Chungcheongbuk-do. Được chỉ định là Quốc bảo số 297 của Hàn Quốc vào ngày 22 tháng 9 năm 1997.

Bảo vật

Bia khắc tượng Phật A Di Đà Kỷ Sửu Minh

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 367, công nhận ngày 21.01.1963

Bia khắc tượng Phật Di Lặc bán tư duy

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 368, công nhận ngày 21.01.1963

Tháp đá 5 tầng Gyesan-ri, Cheongju

  • Vị trí
    San 46-3 Gyesan-ri, Gadeok-myeon, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 511, công nhận ngày 18.07.1969

Chân dung Sin Sukju

  • Vị trí
    49-3 Incha 3-gil, Gadeok-myeon, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 613, công nhận ngày 15.11.1977

Điện Daeeungcheon, chùa Ansimsa, Cheongju

  • Vị trí
    169-28 Sadong-gil, Nami-myeon, Seowon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 664, công nhận ngày 11.06.1982

Giáo thư Tả Lý Công Thần Gim Gil-tong

  • Vị trí
    Tầng 1, Bảo tàng Đại học Chungbuk, Chungdae-ro, Seowon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 716, công nhận ngày 18.03.1981

Kinh Kim Cương Geumgangbanyagyeongsoronchanojohyeonrok

  • Vị trí
    Bảo tàng Đại học Cheongju, 298 Daeseong-ro, Cheongwon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 720-(2), công nhận ngày 25.04.2012

Nhóm tượng Phật đá chùa Yonghwasa, Cheongju

  • Vị trí
    565 Musimseo-ro, Seowon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 985, công nhận ngày 10.04.1984

Quyển 21 của Bunryudugongbusi Eonhae

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1051-3, công nhận ngày 07.05.2004

Cổ thư ghi chép Đại chiến Tân Nho giáo

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1157-2, công nhận ngày 07.05.2004

Trống đồng khai quật tại Uncheon-dong, Cheongju

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1167, công nhận ngày 10.09.1993

Tranh Phật treo Linh Sơn Hội chùa Bosalsa, Cheongju

  • Vị trí
    168 Nakgasan-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1258, công nhận ngày 08.08.1997

Sách giới Kinh Phạm Thiên Bồ Tát và Thụ Bồ Tát Pháp giới

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1407, công nhận ngày 07.05.2004

Kinh Kim Cương Geumgangbanyabaramilgyeong

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1408, công nhận ngày 07.05.2004

Quyển 48, 64, 83 của Sách Sử Daebanggwangbulhwaeomgyeongso

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1409, công nhận ngày 07.05.2004

Từ Bi Đạo Tràng Sám hối Pháp Tập Giới

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1653, công nhận ngày 28.06.2010

Sách Tân Biên Toán học Khải Môn

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1654, công nhận ngày 28.06.2010

Mực Goryeo “Dansanook” khai quật tại Myeongam-dong, Cheongju

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1880, công nhận ngày 23.10.2015

Nghi lễ (Uigwe) hoàng gia triều đại Joseon (Nghi lễ xây dựng lan can đá xung quanh phòng chứa nhau thai của vua Yeongjo)

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1901-11, công nhận ngày 03.05.2016

Chân dung và hòm rương của Choi Seok-jeong

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1936, công nhận ngày 08.05.2017

Tượng ba vị Phật Như Lai bằng đá và Tượng Phật Như Lai đứng bằng đá tại Bijung-ri, Cheongju

  • Vị trí
    207-1 Bijung-ri, Naesu-eup, Cheongwon-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1941, công nhận ngày 23.06.2017

Tập thư Thục Minh Thần Hàn Thiếp

  • Vị trí
    Bảo tàng Quốc gia Cheongju, 143 Myeongam-ro, Sangdang-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1629-1, công nhận ngày 31.10.2017

Sách Lão Tử Khẩu Nghĩa

  • Vị trí
    Bảo tàng in ấn cổ Cheongju, 713 Jikji-daero, Heungdeok-gu, Cheongju-si
  • Thông tin sơ lược
    Bảo vật số 1655, công nhận ngày 11.04.2008